Vào mỗi độ cuối năm, khi những cơn gió se lạnh bắt đầu thổi thì cuộc sống của những người nông dân nơi đây cũng trở nên nhộn nhịp hơn hẳn. Anh nông dân thì lo cho xong chuyện đồng án, các cô gái trẻ thì chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, mua sắm các vật dụng cần thiết, người già và trẻ nhỏ thì chuẩn bị các nguyên liệu để gói những chiếc bánh tét thơm ngon vào mỗi dịp tết đến. Bánh tét là món quà tết truyền thống của người Nam Bộ. Mọi công tác chuẩn bị cho Tết nguyên đán ở miền Tây thường bắt đầu vào mỗi trung tuần tháng chạp, mọi người đều tập trung dọn dẹp và sửa sang lại nhà cửa để đón tết. Đến ngày 23 tháng chạp là lúc đưa ông táo về trời, thời điểm này người dân ở miền Tây bắt đầu ăn tết, tất cả thành viên trong gia đình tụ họp lại ăn uống và vui chơi. Đi chợ Tết cuối năm.Về Miền Tây Bạn Sẽ Thấy Ngập Bóng Mai Vàng Trước Cửa Mỗi Nhà.
Người miền tây thường quan niệm người chết cũng cần phải trang hoàng lại nhà cửa để đón tết vì thế mà ngoài nên ngoài dịp tảo mộ vào ngày Thanh Minh, người dân miền Tây Nam bộ cũng tảo mộ vào những ngày giáp Tết. Trong cái se lạnh của đất trời đang chuyển mình vào xuân, người lớn dắt theo một đàn con cháu thật sum vầy để đi tảo mộ.khoãng từ 23 - 25 tháng chạp người dân miền tây sẽ dọn dẹp và viếng mộ ông bà.
Đến ngày 30 tết từ sáng sớm đến chiều nhà nhà đều tất bật gói bánh tét, chuẩn bị đồ ăn thức uống để chờ đón thời khắc giao thừa. Trên bàn thờ ánh đèn dầu lung linh, mâm ngũ quả được chuẩn bị rất kỹ càng, nào là Mãng cầu, đu đủ, xoài,... Người miền Tây thường sắp xếp các loại trái cây trên mâm ngũ quả sao cho hợp vần và mang lại may mắn: Cầu vừa đủ xài ( mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài ) hay cầu vừa sung túc ( Mãng Cầu, Dừa, Sung và Trúc ). Đến tối mọi người đều tập hợp đầy đủ, đúng thời khắc giao thừa mọi người cùng chúc nhau năm mới và lỳ xì cho con cháu.
Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ để được nhận lì xì. Từ thời điểm giao thừa trở đi người ta thường kiêng cử nhiều việc: không quét nhà, không xách nước, không cãi vả lớn tiếng … Chắc hẳn ai là người con Nam bộ đều đã nghe câu nói Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy” Theo thứ tự đó mà gia đình nào cũng đưa con cháu mình sang nhà nội, rồi quê ngoại và sau đó là thầy cô giáo. Trên đường xe cộ tấp nập qua lại, mọi người đều mặc quần áo mới để để chúc tết cho bà con làng giềng. Nét đặc biệt ở Miền tây đó là ly rượu đế, chủ nhà thường chuẩn bị sẵn bánh mứt, một mâm rượu thịt để mời khách đến thăm và chúc tết xem như lấy lộc đầu năm. Mâm Cơm Ngày Tết Đặc Trưng Của người Nam Bộ Người miền Tây rất hiếu khách và thoải mài trong việc ăn uống, họ chuẩn bị rất nhiều thứ để đãi khách mỗi khi đến thăm. Dù nhà có khó khăn thì họ cũng chuẩn bị một nồi thịt kho, khô, cá, rượu để đãi khách, vì thế mà ngày tết luôn tràn ngập tiếng cười.
Ở miền Nam, Thịt kho trứng là món ăn không thể thiếu vào ngày tết âm lịch
Đến ngày mùng 4 trở đi thì người dân bắt đầu chơi chơi xa hoặc đi du lịch cùng gia đình. Những người ở thành thị, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh thường chọn tour du lịch miền Tây tết nguyên đán để tận hưởng không khí tết dìu dịu miền sông nước, nhìn ngắm khung cảnh ngày tết với những hàng mai vàng trước ngõ, chợ tết đầy náo nhiệt mà ít nơi nào có được.