Sáng: Nhân viên công ty du lịch VNTOUR đón quý khách tại Ga Đi Trong Nước Sân Bay Tân Sơn Nhất/Sân Bay Đà Nẵng, làm thủ tục cho quý khách lên chuyến bay du xuân với tour du lịch Hà Nội Tết Nguyên Đán 2024.
Kinh nghiệm đi máy bay
+ Trước ngày bay hãy kiểm tra lại thời hạn của CMND, thẻ căn cước hoặc Hộ Chiếu ( lưu ý dùng bản chính, không bị rách, mờ dấu, mờ chữ, thời hạn của CMND là 15 năm, Căn cước có ghi rõ trên mặt trước của thẻ, Hộ chiếu cũng có ghi rõ ngày hết hạn, Quý khách lưu ý nhé).
+ Trẻ em từ 14 tuổi trở lên phải có CMND hoặc Hộ chiếu, nếu chưa có 1 trong 2 loại giấy tờ này phải dùng giấy xác nhận nhân thân ( theo mẫu và được Công An phường ký, đóng dấu và ghi xác nhận, lưu ý giấy chỉ có thời hạn 1 tháng sau khi cấp). Liên hệ Cty du lịch để lấy mẫu giấy Xác Nhận Nhân Thân nhé.
+ Trẻ em dưới 14 tuổi phải dùng giấy Khai Sinh( bản trích lục có dấu) hoặc Hộ Chiếu.
+ Kiểm tra lại số ký hành lý mang theo để tránh vượt ký, kiểm tra lại khổ hành lý xách tay để tránh quá khổ.
+ Có mặt trước giờ bay ít nhất 2 tiếng ( nếu có phát sinh vấn đề sẽ có đủ thời gian xữ lý) và kịp làm thủ tục bay.
+ Có thể mang các loại nước suối qua An Ninh nên Quý khách không cần vứt đi nhé, rựu mang lên máy bay để trong hành lý xách tay và lưu ý còn team, mác không mang rựu đã khui và sử dụng rồi.
Chúc Quý khách có chuyến bay thuận lợi trong hành trình tour du lịch tết Sapa từ TP. Hồ Chí Minh nhé.
---------------------------
Đến sân bay Nội Bài, xe và hướng dẫn viên VNTOUR Hà Nội đón và đưa quý khách tham quan Lăng Bác, thăm Phủ Chủ Tịch, Nhà Sàn, Ao cá Bác Hồ, Chùa Một Cột, Văn Miếu- Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Trưa: Quý khách dùng cơm trưa, sau đó nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.
Chiều: Quý khách khởi hành:
+ Tham quan Hồ Tây – Hồ lớn nhất Hà Nội, với phong cảnh nên thơ, trữ tình, du khách có thể đi bộ dọc đường Thanh Niên với những tán cây xanh rợp bóng mát, ngắm cảnh Hồ Tây.
Hồ Tây thực chất là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng, nhưng ở đây nước đọng lại và không chảy siết tại nên mặt hồ tĩnh lặng. Thời điểm tết âm lịch, khi đến với Hồ Tây, du khách sẽ cảm nhận được hết nét đẹp lãng mạn, tươi mới của mùa Xuân.
Hồ Tây đã có từ thời Hùng Vương, lúc bấy giờ nơi đây được gọi là bến Lâm Ấp - một bến nằm giáp sông Hồng. Đến thời Lý -Trần, Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh chỉ dành cho các vị vua, chúa đến nghỉ mát. Xung quanh hồ, có nhiều cung điện và công trình kiến trúc như cung Thuý Hoa thời Lý (nay trở thành khu vực của chùa Trấn Quốc), Cung Từ Hoa thời Lý (nay là chùa Kim Liên) và điện Thụy Chương thời Lê (hiện là trường Chu Văn An).
Khi đến Hồ Tây, bạn nhất định đừng bỏ lỡ một trải nghiệm vô cùng thú vị là đạp xe quanh hồ, khám phá từng ngõ ngách nơi đây. Thời điểm lý tưởng nhất để đạp xe Hồ Tây là sáng sớm và chiều tối.
Lúc này, thời tiết thường rất mát mẻ, dễ chịu, phù hợp để bạn đạp xe vừa tập thể dục vừa tận hưởng khung cảnh hoàng hôn hoặc bình minh tuyệt đẹp. Đặc biệt, khi chiều đến, khung cảnh yên bình và lãng mạn dưới ánh hoàng hôn sẽ giúp hành trình đạp xe tham quan của bạn càng thêm đáng nhớ.

+ Viếng chùa Trấn Quốc, ngắm Hồ Gươm, thăm đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, là ngôi chùa cổ có lịch sử 1.500 năm, được mệnh danh là ngôi Chùa có lịch sử lâu đời nhất Thăng Long- Hà Nội, khi du khách viếng Chùa sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, uy nghiêm nhưng không kém phần trang nhã, tĩnh lặng.
Chùa Trấn Quốc - một ngôi chùa cổ linh thiêng đẹp nhất Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Đến đời vua Lê Hy Tông chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc với ý nghĩa mang cuộc sống bình yên.
Khung viên chùa rộng hơn 2800m2, bao gồm thượng tháp, thượng điện và nhà tổ. Chùa Trấn Quốc thuộc hệ phái Bắc tông và kết cấu theo kiến trúc của Phật Giáo, gồm 3 ngôi: Tiền Điện, Thiêu Hương và Thượng Điện 3 ngôi này nối với nhau thành hình chữ Công.

Khi đến viếng Chùa, Quý Khách nên chuẩn bị trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp khi đếm thăm chùa Trấn Quốc.
+ Chụp hình tại Nhà Thờ Lớn, Nhà Hát Lớn thành phố - một nét kiến trúc theo lối kiến trúc Pháp, theo mô hình nhà hát Opera Ganier của Paris, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật của Thủ Đô, là điểm dừng chân không thể bỏ lỡ của du khách đến từ nhiều nơi.
Nhà Thờ Lớn được khách thành từ năm 1887 với tên gọi lúc đó là nhà thờ thánh Giuse. Gọi là nhà thờ Lớn vì đây là công trình Công Giáo lớn nhất ở Hà Nội. Là nơi hành lễ của giáo dân đang sinh sống và làm việc khu vực Hà Nội.
Cây thánh giá bằng đá thiết kế tinh xảo là điểm nhấn lớn nhất khi đặt chân vào nhà thờ. Toàn bộ sàn được lát bằng gạch đất nung, tường trát giấy bổi tạo nên một không gian cổ kính và uy nghiêm. Những bức tường phủ rêu là minh chứng rõ nhất cho lịch sử trăm năm của nhà thờ này.
Cứ mỗi dịp Giáng sinh về, những dịp đầu năm mới, Nhà thờ Lớn Hà Nội lại được trang hoàng rực rỡ hơn bao giờ hết. Từng dòng người đổ về nhà thờ để dự lễ, cầu mong một mùa Giáng sinh an lành và hạnh phúc. Với những người không có đạo, du khách cũng tề tựu về đây để được chiêm ngưỡng một không khí Giáng sinh ấm áp, lung linh với cây thông, hang đá, đèn điện đầy màu sắc…

+ Tham quan Văn Miếu Quốc Tự Giám - được xem là trường Đại Học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, mà nơi đây còn là nơi đặt niềm tin của các sĩ tử đến đây để cầu may mắn trong công việc học hành.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối. 6 năm sau khi xây dựng Văn Miếu, vu Lý Nhân Tông cho xây dựng thêm Quốc Tử Giám ngay bên cạnh trường đại học để dành riêng cho con Vua và các gia đình quý tộc theo học.
Kiến trúc của toàn bộ Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc của thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên là bốn bức tường được xây bằng gạch vồ. Tại Văn Miếu, di tích có giá trị bậc nhất có lẽ là 82 tấm bia Tiến sĩ được dựng ở hai bên của giếng Thiên Quang. Mỗi bên có 41 tấm dựng thành hai hàng ngang, mặt bia quay về phía giếng.

Đặc biệt Quý khách được thưởng thức kem Tràng Tiền – Nét văn hóa ẩm thực đặc trưng rất riêng của Hà Nội.
Kinh nghiệm buổi tối tại Hà Nội dịp tết nguyên đán
Hà Nội về đêm lất phất chút rêu phong cổ kính, tản mạn nhịp sống nhẹ nhàng chậm rãi, nét hối hả của dòng người xuống phố, cùng Vntour trải nghiệm một đêm đầy tuyệt vời khi lang thang nơi Hà Nội Phố quen thuộc trong ca từ của những bài hát nổi tiếng.
+ Buổi tối tại Hà Nội có rất nhiều điểm vui chơi như dạo chơi ở 36 phố phường, ngắm đường phố, thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng của Hà Thành, trong không khí rộn ràng và đầm ấm của mùa Xuân, du khách sẽ bắt gặp một phố cổ rực rỡ sắc màu.
+ Thưởng thức kem Tràng Tiền, nhâm nhi một ly cafe Hà Nội đúng chất, đặc biệt cafe trứng tại Hà Nội nức lòng thực khách.
+ Thưởng thức bia tươi Hà Nội, vài hạt lạc rang, ngồi ven đường ngắm dòng người thước tha qua lại, một cái tết trôi qua đúng nghĩa an lành và hạnh phúc.
Chúc Quý khách có buổi tối vui vẻ trong chuyến tham quan tour Sapa 4 ngày 3 đêm tết âm lịch.
---------------------------------------
NÉT VUI XUÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Khi những cơn gió lạnh tê tái đi qua để nhường chỗ cho làn gió mới hiu hiu với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, ấy là lúc mùa xuân đã gõ cửa Hà Thành mang theo bao sức sống trên những chồi non mơn mởn màu xanh. Mưa phùn là tiết trời đặc trưng rõ nét nhất của mùa xuân Hà Nội nói riêng mà miền Bắc nói chung.
Nếu bất chợt một ngày đi trên phố, bạn ngỡ ngàng nhận ra hàng cây vẫn đứng lặng thầm suốt mùa đông bỗng khoác lên một tấm áo trắng đẹp đến nao lòng, đấy là mùa xuân đã gọi hoa sưa về. Trên các con phố như Phan Đình Phùng, Phan Châu Trinh, đường Thanh Niên… vào mỗi độ tháng 3, hoa sưa nở trắng trời tạo nên khung cảnh vô cùng quyến rũ. Trong sắc trắng ngần ấy, Hà Nội như dịu dàng say đắm đến bất tận.
Hà Nội với thời điểm tết Cổ Truyền Việt Nam đọng lại tất cả những nét truyền thống của dân tộc Việt, với mọi nghi thức, trang trí ngày tết được thể hiện rõ ràng, tuy là chung một đất nước nhưng Tết ở Hà Nội sẽ mang những nét phong cách rất riêng, rất Hà Nội.
Đường phố Hà Nội ngập tràn trong sắc hoa mai, hoa đào, và hàng trăm loài hoa được trưng bày tại đường phố, những cô gái trong những bộ trang phục áo dài truyền thống, những chàng trai với gương mặt sáng ngời với lời hay ý đẹp đầu năm, tất cả chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp tại Phố phường Hà Nội.
" Lời Chào Cao Hơn Mâm Cổ " đó là thói quen không chỉ riêng người Hà Nội mà còn là của dân tộc Việt Nam, ý tứ trong mỗi câu Chào của người Hà Nội mang đầy nét nhẹ nhàng, sâu lắng và thấm trong từng câu chữ.
Nếu có thời gian đón tết tại Hà Nội trong dịp tết nguyên đán 2024, Vntour rất mong sẽ là người đồng hành cùng Quý Khách, Vntour kính chúc Quý khách một năm mới An Khang, Thịnh Vượng.