Sáng: Nhân viên Vntour đón khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, HDV làm thủ tục cho Quý khách bay đi Đà Nẵng trên chuyến bay lúc 06:00 -07:00
+ Tham quan Cầu Rồng - cây cầu được chính thức được sử dụng vào năm 2013, là cây cầu thứ 7 tại Đà Nẵng lúc bấy giờ và là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng nói riêng và người dân cả nước nói chung, nhìn những nhịp cầu vàng óng uốn lượn khiến cho du khách cảm thấy vui khó tả.
Tọa lạc ở thành phố đáng sống nhất Việt Nam, cầu Rồng như một biểu tượng của thành phố Đà Nẵng. Du khách đến cầu Rồng dù ban ngày hay ban đêm đều cảm nhận được những nét đẹp riêng của vẻ đẹp thành phố nơi đây.

Đứng ở cầu, bạn có thể nhìn thấy tất cả những cây cầu nổi bật ở Đà Nẵng như cầu Trần Thị Lý, cầu sông Hàn, cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi, cầu Thuận Phước. Hình ảnh đầu rồng hướng ra biển Đông mang một ý nghĩa phát triển vươn cao rất lớn đối với thành phố cũng như việc kinh tế, con người nơi đây. Cầu Rồng được thiết kế xây dựng vô cùng độc đáo mang những ý nghĩa lớn trong việc phát triển du lịch nơi đây.

Du khách đến cầu Rồng có thể chiêm ngưỡng cầu phun nước phun lửa vào mỗi tối thứ 7 CN hàng tuần. Đây cũng là hoạt động được rất nhiều người yêu thích kể cả dân bản địa. Bạn có thể cảm nhận được sự nhộn nhịp mỗi tối cuối tuần khi dần về 8 giờ 30 tối. Lưu ý, bạn nên lựa chọn vị trí phù hợp để tránh bị ướt nhé hay chuẩn bị một chiếc áo mưa cá nhân cũng là điều nên làm đấy.
Dọc cầu Rồng có con đường Bạch Đằng đi bộ, ngay dưới chân cầu. Vào những thời điểm du lịch cao trong năm, phố đi bộ Bạch Đằng tấp nập du khách cùng với nhiều hoạt động lớn nhỏ thú vị thu hút hàng nghìn người đổ về đây.

Tại đây có rất nhiều hoạt động cho du khách tham gia như triễn lãm, đường hầm đi bộ, âm nhạc sôi động… Dọc đường có khá nhiều quán cafe, ăn vặt… bạn có thể ghé và trải nghiệm Đà Nẵng về đêm tại đây nhé.

Cầu Rồng nhộn nhịp lúc về đêm, các du khách đi chơi sau một ngày dài, tối đến sẽ tập trung ra khu vực cầu Rồng để ngắm nhìn và đặc biệt vào thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, đều diễn ra sự kiện Cầu Rồng phun nước, Phun lữa lúc này đông đúc hơn bao giờ hết.
Hầu như trong hành trình tour Đà Nẵng 4 ngày, đoàn sẽ không bao giờ bỏ qua Cầu Rồng và rất nhiều du khách chọn ngày đi phù hợp để có thể xem được Cầu Rồng phun nước, phun lữa.

Tiếp tục đến với Cầu Tình Yêu, cầu không có ý nghĩa về mặt đi lại, giao thông nhưng là một điểm check in đầy thơ mộng và ý nghĩa với nhiều cặp đôi, không biết từ khi nào Cầu Tình Yêu đã trở thành một điểm đến đầy lãng mạn, một đoạn cầu ngắn với nhiều hình trái tim màu đỏ làm nền, trên cầu có rất nhiều ổ khóa tình yêu nằm im lìm qua nhiều năm tháng như chứng minh cho một tình yêu vĩnh cữu.
Di chuyển từ cầu Rồng sang cầu Tình Yêu, đây cũng là một địa điểm check in của rất nhiều du khách khi đến Đà Nẵng. Cầu tình yêu Đà Nẵng nằm ở phía Đông của sông Hàn, đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Cây cầu có hình vòng cung, nằm ở giữa cầu sông Hàn và cầu Rồng. Từ cầu Tình Yêu, du khách có thể chiêm ngưỡng được nhiều cảnh đẹp cũng như những hình ảnh biểu tượng của thành phố. Cây cầu được xây dựng thấy cảm hứng từ những cây cầu nổi tiếng trên thế giới từ Ý, Pháp, Nga, Đức… với những ý nghĩa minh chứng cho tình yêu, ước hẹn đôi lứa.
Tại đây du khách sẽ thấy một khung sắt với rất nhiều ổ khóa như một tình yêu bền chặt, vĩnh cửu. Bạn có thể mua ổ khóa và khắc tên mình lên đó với những ước nguyện cá nhân nhé. Ổ khóa tình yêu cũng là một sự du nhập văn hóa từ Ý và Pháp vào các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Sau khi khóa ổ thì chìa khóa sẽ được vứt đi để không ai có thể mở ra được.

Nhưng lưu ý du khách cũng không nên vứt chìa xuống sông gây ô nhiễm môi trường, nên lựa chọn các thùng rác xung quanh nhé Như để tăng thêm vẻ lãng mạn và ý nghĩa của các chuyện tình yêu trên cây cầu, mỗi cột đèn lồng đều tạo thành những hình trái tim. Hình ảnh này có thể bạn đã bắt gặp ở rất nhiều hàng quán, nhà hàng hay các địa điểm du lịch nhưng chúng xuất phát từ cầu Tình Yêu của Đà Nẵng đấy.
Ngày nay đến với Cầu Tình Yêu ngoài check in sống ảo, rất nhiều cặp đôi phải tự tay khóa ổ khóa tình yêu lên cầu mới có thể đi tham quan ở những điểm khác được, tiếp theo đó đoàn ngắm nhìn và check in tại Cá Chép Hóa Long .
Cá chép là một biểu tượng rất có ý nghĩa đối với những nước Á Đông, Cá Chép mang đến sự bình an, may mắn và mạnh mẽ, Tượng Cá Chép hóa Rồng được xây dựng vào năm 2015 chiều cao tượng lên đến 7.5m, nặng 200 tấn.
Cá Chép Hóa Long, một địa điểm sống ảo cực chất tại Đà Nẵng. Tượng được thiết kế và xây dựng bởi nhiều nghệ nhân giỏi của làng đá Non Nước ở Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng vào năm 2015. Công trình được kết hợp từ 5 tấm đá thạch trắng nặng đến 200 tấn, cao 7.7m và được xây dựng dày công trong 3 tháng liền.
Cấu trúc của bức tượng mang đậm kiến trúc thời nhà Lý. Phần thân rồng được khắc hình vảy khá tinh tế, dọc sống lưng là các lớp vảy cách điệu rất giống lưng một công rồng dân gian. Đây không chỉ là bức tượng đơn thuần, tượng Cá Chép Hóa Long còn được lắp đặt hệ thống phun nước từ phía đầu rồng, tái hiện một cách sinh động và trọn vẹn hình ảnh tưới nước để phổ độ chúng sinh của cá chép được hóa rồng.

Hình ảnh này còn làm biểu tượng cho bến du thuyền, điểm tô cho cảnh quan của bến. Cá chép hóa rồng là một điểm du lịch Đà Nẵng bạn có thể đến tham quan bất cứ lúc nào. Dù ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày thì tượng cá chép hóa rồng đều bật lên một vẻ đẹp rất riêng, khiến ai đến tham quan đều muốn có những tấm ảnh lưu lại kỉ niệm khi đến đây. Trong các buổi dạo đêm ở Đà Nẵng, du khách đừng bỏ qua địa điểm này nhé.
Buổi đêm tượng được lên đèn cùng dòng chảy mạnh phun ra từ miệng Long tạo nên một hình ảnh vừa đẹp vừa thể hiện sức mạnh kỳ vĩ của sự vượt lên ngoạn mục. Tượng Cá Chép Hóa Long đặt bên cạnh rất nhiều điểm đến biểu tượng thành phố, du khách thỏa sức check in và tham quan, chiêm ngưỡng.
Kiến trúc của tượng Cá Chép hóa Rồng rất độc đáo, đầu Rồng mang theo hơi thở kiến trúc của thời nhà Lý, phần thân cá được chạm khắc tinh xảo, đây là một điểm tham quan hấp dẫn cho du khách khi đến với Đà Nẵng.

+ Tham quan Làng Nghề Điêu Khắc Đá làng nghệ truyền thống tồn tại lâu đời tại Đà Nẵng với 300 năm lịch sử hình thành và phát triển, Làng Đá ngày nay là một điểm tham quan thu hút du khách bởi những thành phẩm từ đá mang tính nghệ thuật cao.
Làng nghề điêu khắc đá hay làng đá mỹ nghệ Non Nước là điểm tham quan hấp dẫn trong các làng thủ công mỹ nghệ ở Đà Nẵng. Tọa lạc ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, du khách có thể vừa kết hợp tham quan làng nghề vừa thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên ở núi Ngũ Hành Sơn. Được mệnh danh như một xứ sở của đá, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vô số khối đá lớn nhỏ muôn hình vạn trạng khi đến đây.
Mỗi tác phẩm được trưng bày là mỗi hình dáng khác nhau được điêu khắc tinh tế bởi bàn tay tài hoa của người thợ đá. Các sản phẩm đá ở làng nghề điêu khắc đá có sự đa dạng rất lớn. Các sản phẩm từ những hàng trưng bày, quà tặng đến các vật dụng thiết yếu trong gia đình, trang sức cũng được người nghệ nhân sáng tạo đặc biệt nên. Tất cả đều được sử dụng từ loại đá cẩm thạch đơn sơ dưới chân núi Ngũ Hành Sơn.
Du khách có thể lựa chọn và mua một vài sản phẩm lưu niệm ở cửa hàng tại đây nhé. Có một điều có lẽ ít ai biết rằng các sản phẩm đá mỹ nghệ ở làng điêu khắc bắt nguồn từ văn hóa Champa ở thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam. Hàng trăm bức tượng Chăm pa với đủ kiểu dáng, hình thù được các nghệ nhân điêu khắc cực kỳ tinh tế.
Đó là những bức tượng Yoni, Linga, chim thần Garuda hay tượng vũ nữ uyển chuyển trong điệu Apsara… Đó chính là nguồn cảm hứng, cội nguồn của làng nghề thủ công này.

Trưa: Quý khách trên tour Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm sẽ ăn trưa nhà hàng.
Chiều: Khởi hành vào Hội An bách bộ tham quan và mua sắm Phố Cổ với: Chùa Cầu Nhật Bản, Nhà Cổ hàng trăm năm tuổi, Hội Quán Phước Kiến & Xưởng thủ công mỹ nghệ. Khởi hành về lại Đà Nẵng.
Hội An là một hành trình đi về phố cổ, thưởng ngoạn những vẻ đẹp cổ xưa và những truyền thống được lưu truyền hàng ngàn năm mà ai ai cũng yêu thích. Hội An không chỉ làm say lòng người bởi thắng cảnh đẹp mà còn về cả những nét đặc trưng văn hóa, lịch sử, ẩm thực vô cùng độc đáo.
Hội An xưa vốn là một thương cảng Quốc tế sầm uất của Đông Nam Á, là nơi ra vào của hàng trăm tàu thuyền hàng ngày để phục vụ cho việc giao thương, buôn bán giữa các quốc gia. Cho đến ngày nay, Hội An vẫn còn giữ được những vẻ đẹp đương thời, những kiến trúc phố thị cổ, nhà cửa, chùa chiền, ngôi miếu, hội quán hay nhà thờ tộc truyền thống.
Thật hiếm những địa điểm còn giữ được nét đẹp cổ xưa mà nguyên vẹn như vậy. Thật không quá khó để lý giải tại sao Hội An lại khiến bao du khách đều mê đắm khi ghé đến như vậy. Có rất nhiều hoạt động trong ngày tại Hội An mà bạn có thể trải nghiệm, đôi khi đơn giản chỉ là dạo quanh phố cổ, ngắm nhìn đường xá và mọi người tấp nập buôn bán trong một ngày mới.
Đến với phố Hội vào một ngày đầy nắng, bạn sẽ nhận thấy sự lãng mạn, yên bình lan tỏa trong bầu không gian nơi đây. Hiện nay phố cổ đã bắt đầu thu vé tham quan với nhiều mục đích tu sửa cũng như nâng cao hệ thống phục vụ du khách khi đến với Hội An, du khách sẽ vào với vé tham quan là 80.000đ một người có giá trị đến tận 1 ngày tham quan, tức 24 tiếng đồng hồ. Chắc chắn không thể bỏ qua các hoạt động thú vị trên dòng sông Hoài với khung giờ cao điểm là 18 giờ đến 22 giờ với nhiều trải nghiệm thú vị đấy.

Chùa Cầu Nhật Bản, một di tích mang linh hồn của phố cổ Hội An. Hẳn nhắc đến Hội An, điều nổi bật lên đầu tiên đó chính là ngôi chùa Cầu Nhật Bản bắt ngang qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn, đây còn biểu tượng được in lên tờ tiền mệnh giá 20.000 Việt Nam Đồng. Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản góp tiền. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết con quái vật mang tên Namazu.
Tương truyền rằng, phần đầu của nó nằm ở Ấn Độ, phần thân ở Việt Nam và phần đuôi ở Nhật Bản. Quái vật Namazu cũng là một lý giải cho những thiên tai thiên nhiên xảy ra hằng năm ở Việt Nam, Nhật Bản… rằng chính mỗi lần nó cựa quậy gây ra lũ lụt, động đất. Chùa Cầu Nhật Bản lúc bấy giờ mang một ý nghĩa trấn giữ rất lớn, ý là thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật. Do vậy mà chúng sẽ không cựa quậy được và không gây náo loạn, ảnh hưởng đến đời sống của con người nơi đây.

Vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu, cây cầu đã từng có tên là cầu Lai Viễn Kiều với ý nghĩa là Cầu đón khách phương xa. Chùa được thiết kế bằng gỗ với phần trên là nhà, dưới là cầu, nền móng làm bằng trụ đá.
Phần chùa ngăn với phần cầu một lớp vách gỗ, bộ cửa ra vào được sử dụng là bộ sửa song hạ bản tạo nên một không gian đặc biệt hiếm có. Hai bên phần đi vào chùa còn có tượng thú là chó và khỉ đứng đầu, thể hiện cho sự oai nghiêm và đánh dấu công trình được khởi công từ năm Thân đến năm Tuất mới hoàn thành xong.

Nhà cổ Hội An là những ngôi nhà đã tồn tại qua hàng chục thế kỷ với nét kiến trúc truyền thống, những nguyên vật liệu từ xa xưa vẫn còn vững chắc đến ngày nay. Dạng nhà cổ ở phố cổ Hội An là kiểu nhà phổ biến ở đây từ xa xưa.
Những ngôi nhà được xây theo kiểu nhà ống có 1 hoặc 2 tầng lầu, bề ngang khá hẹp nhưng chiều sâu thì rất dài. Hầu hết nguyên vật liệu được sử dụng đều có sức chịu đựng tốt và độ bền cao vì Hội An nằm tại vùng trung tâm của duyên hải miền Trung, chịu ảnh hưởng từ thiên tai khá lớn. Điển hình như ngói nhà được sử dụng loại ngói đỏ, mùa hè thì mát mà mùa đông thì ấm. Di chuyển vào bên trong, không gian nhà chính thiết kế rộng rãi với 16 cây cột. Nơi đây thường là chỗ buôn bán, kho hàng hay gian thờ tổ tiên. Không gian nhà phụ thường thấy ở những ngôi nhà 2 tầng có chiều cao thấp.

Đây là không gian mở tiếp nối với mặt đường mà vẫn tách biệt với hoạt động buôn bán bên ngoài, dùng làm nơi tiếp khách của gia chủ. Ngôi nhà cổ Tấn Ký Hội An là điển hình cho những ngôi nhà cổ ở Hội An.
Ngôi nhà đã có tuổi đời hơn 200 năm tuổi được xây dựng vào thế kỷ 18 với những nguyên vật liệu chính là gỗ có màu sắc và những họa tiết cổ xưa. Đây cũng là điểm check in được rất nhiều du khách khi đến Hội An với khung gỗ phía trước đặc biệt và trông có cảm giác hoài niệm.

Hội quán Phước Kiến là nơi được những người Phước Kiến sống lâu đời ở Hội An góp công xây dựng lên. Tọa lạc ở vị trí trung tâm của phố cổ, hội quán Phước Kiến là điểm dừng chân của rất nhiều du khách khi đến Hội An. Hội quán Phước Kiến được xây dựng từ thế kỷ 16, không chỉ mang dấu ấn lịch sử lâu đời mà còn là một công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu của thành phố Hội An. Với kiến trúc nguy nga, tráng lệ, trang trí bởi sắc đỏ bắt mắt và hoa văn tinh xảo càng làm Hội quán nổi bật hơn cũng như làm phong phú thêm kiến trúc phố cổ. Hiện tại, hội quán Phước Kiến thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Tiền thân của hội quán là một gian miếu nhỏ. Bà Chúa đã phù hộ thương dân vượt qua những thiên tai, đại nạn ở vùng sông nước biển cả. Hội quán đã qua nhiều lần tu sửa, có sức ảnh hưởng đến đồng bào Hoa Kiều rất lớn trong đời sống tâm linh cũng như cộng đồng dân tộc. Hội quán Phước Kiến là nơi thờ cúng, trang nghiêm, do vậy du khách đến cần ăn mặc lịch sự, chú ý tác phong cũng như cử chỉ lời nói.
Bên trong chùa có khu vực bán hương vòng lớn và các lễ vật để khách thập phương dâng lên các ban, do vậy du khách không cần chuẩn bị đồ từ ngoài vào. Cổng Ta Quan được lợp toàn bằng sành sứ, mái ngói âm dương cong vút. Cổng có 3 lối nam tả nữ hữu còn có ý nghĩa là Thiên Địa Nhân. Cánh cổng này còn mang ý nghĩa lớn trong việc tránh những luồng khí xấu đi vào bên trong, giữ cho một không gian thanh tịnh chốn linh thiêng.
Tối: Ăn tối nhà hàng. Tự do thưởng ngoạn du thuyền trên sông Hàn ngắm cảnh Đà Thành về đêm, chụp ảnh Cầu Quay Sông Hàn, cầu Rồng phun lửa và nước vào cuối tuần.
-----------------------
Kinh nghiệm đi máy bay
+ Trước ngày bay hãy kiểm tra lại thời hạn của CMND, thẻ căn cước hoặc Hộ Chiếu ( lưu ý dùng bản chính, không bị rách, mờ dấu, mờ chữ, thời hạn của CMND là 15 năm, Căn cước có ghi rõ trên mặt trước của thẻ, Hộ chiếu cũng có ghi rõ ngày hết hạn, Quý khách lưu ý nhé).
+ Trẻ em từ 14 tuổi trở lên phải có CMND hoặc Hộ chiếu, nếu chưa có 1 trong 2 loại giấy tờ này phải dùng giấy xác nhận nhân thân ( theo mẫu và được Công An phường ký, đóng dấu và ghi xác nhận, lưu ý giấy chỉ có thời hạn 1 tháng sau khi cấp). Liên hệ Cty du lịch để lấy mẫu giấy Xác Nhận Nhân Thân nhé.
+ Trẻ em dưới 14 tuổi phải dùng giấy Khai Sinh( bản trích lục có dấu) hoặc Hộ Chiếu.
+ Kiểm tra lại số ký hành lý mang theo để tránh vượt ký, kiểm tra lại khổ hành lý xách tay để tránh quá khổ.
+ Có mặt trước giờ bay ít nhất 2 tiếng ( nếu có phát sinh vấn đề sẽ có đủ thời gian xữ lý) và kịp làm thủ tục bay.
+ Có thể mang các loại nước suối qua An Ninh nên Quý khách không cần vứt đi nhé, rựu mang lên máy bay để trong hành lý xách tay và lưu ý còn team, mác không mang rựu đã khui và sử dụng rồi.
Chúc Quý khách có chuyến bay thuận lợi trong hành trình Tour Đà Nẵng - Hội An- Cù Lao Chàm 4 ngày 3 đêm nhé.