Tổng đài hỗ trợ miễn phí 0914 50 86 50 Vietnamese English Đăng nhập Đăng ký

Lại bị vẽ bậy ở “Cối Xay Gió”: Ý thức du lịch ở đâu?

Mới đây, trên Fanpage của tiệm bánh mì “Cối xay gió” - địa điểm check-in nổi tiếng ở Đà Lạt đăng hình ảnh về bức tường vàng bên hông “lại một lần nữa” bị vẽ bậy. Và lần gần nhất cách đây không lâu, hiện tượng vẽ bậy tại đây đã gây ra một cuộc tranh cãi dữ dội về “ý thức du lịch, đặc biệt là những người trẻ” và đã đến lúc chúng ta nên ngẫm về vấn đề này để tạo ra một thời kỳ du lịch “sạch” ở Việt Nam.

Vẽ bậy, dẫm - ngắt hoa tại các điểm du lịch, cố đi vào dù có “biển cấm”, và vấn đề muôn thuở là vứt rác bừa bãi. Đó là những gì đang tồn tại một cách rõ ràng ở du lịch nước ta hiện nay!

1. Vẽ bậy - Một hiện tượng vẽ bậy gây "nhức nhói" hiện nay

Vẽ bậy tại các khu du lịch, các địa điểm du lịch đã không quá xa lạ với chúng ta, vấn đề đã tồn tại từ rất lâu và khi bùng nổ của mạng xã hội thì nó được lật lại và gây ra các cuộc tranh cãi đằng đẵng.

Tiệm bánh cối say gió

Mới đây nhất là vẽ bậy ở tiệm mì “Cối Xay Gió” nơi check-in nổi tiếng ở thành phố Đà Lạt... lần thứ 2. Thế thì sau khi gây tranh cãi dữ dội ở lần đầu tiên - cách đây không lâu thì ý thức các bạn đó là gì?

Và sau đây là nguyên văn đại diện của tiệm bánh mì lên tiếng:

“Lại một lần nữa, Cối Xay Gió thật sự rất buồn!

Sau lần trước, tụi mình đã từng rất hi vọng các bạn suy nghĩ kỹ trước khi hành động, đừng chỉ vì một phút vui đùa mà làm như thế này... Nhưng hôm nay thì...
Hiện tại Công An Phường 1 vẫn đang trong quá trình điều tra. 
Cối Xay Gió cảm ơn các bạn đã quan tâm, chia sẻ và cũng rất mong rằng việc vẽ bậy này sẽ không xảy ra thêm một lần nào nữa!”

Một hiện tượng vẽ bậy phổ biến khác là viết chữ lên các chóp, điểm đánh dấu vị trí như:

Chóp đỉnh núi Bà Đen

Chứ viết bậy trên đỉnh núi Bà Đen

Một số "trekkers" sau khi chinh phục được nóc nhà của Đông Nam Bộ thì có những hành động quá phấn khích như khắc tên lên chóp bia cột mốc. Hành động tưởng chừng như vô hại này để lưu giữ tên mình lại, nhưng nó đã vô tình gây ra nhiều hậu quả trong tương lai. Các chóp bia bị bào mòn dần, mất thẩm mỹ cho địa điểm và nếu có nhiều người làm theo thì bia sẽ không còn giữ nguyên hiện trạng được nữa, sẽ có những vết cắt, vết xước chồng chéo lên nhau.

Cả chóp trên đỉnh “Nóc nhà Đông Dương”,...

Viết bậy lên mốc đánh dấu địa danh

Rất rất nhiều các điểm, các chóp bị vẽ bậy vô tội vạ như một câu chuyện "bình thường"...

Vẽ bậy muôn thuở ở Việt Nam và tồn tại rất lâu đó là VIẾT BẬY. Thói quen xấu hay ghi dấu kỷ niệm? Thì chắc đó là thói quen xấu, gây mất vẻ đẹp của địa điểm và cả con người thực hiện.

Sơn vẽ đánh dấu tại vị trí tham quan

Viết vẻ bậy lên Nhà thờ Đức Bà

Các bức tường nhà thờ Đức Bà chằng chịt những con chữ, con số gây mất mỹ quan.

2. Dẫm hoa

Cách đây chưa đầy nửa tháng, mạng xã hội lại liên tục đưa tin về hiện tượng “dẫm tan nát cánh đồng hoa ở Ninh Thuận” chỉ sau 4 ngày tiếp khách. Lượng khách quá đông đã dẫn đến tình trạng dẫm, bẻ, ngắt hoa của một số du khách không ý thức làm cho nhà vườn không kiểm soát được tình hình và làm hủy hoại cả cánh đồng hoa thuốc nam.

Nằm lên cây cỏ

Đại diện cánh đồng hoa anh Khoa Doanh lên tiếng: "Do một số du khách không có ý thức, bẻ hoa, ngắt cành, dẫm đạp lên hoa nên làm hư cánh đồng thuốc nam. Chắc là họ sơ ý không biết thôi, nhưng chủ vườn thấy phiền nên đóng cửa. Một vụ hoa thì là khoảng 3 tháng rưỡi từ khâu gieo trồng đến thu hoạch. Mô hình này mong muốn phát triển du lịch tỉnh nhà, các hộ trồng cũng kiếm thêm chút thu nhập. Vụ sau các hộ sẽ tiến hành phân luống nơi nào sản xuất, nơi nào cho du khách tham quan. Sau khi cải tạo lại vườn, các hộ sẽ mở cửa lại cho mọi người đến".

Hái bứt hoa tại nơi thăm quan

Với cụm từ “phượt hay phá” được đề cập rất nhiều hiện nay do một bộ phận nhỏ “phượt thủ” đã làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng du lịch phượt Việt Nam.

Giẫm đạp lên cây cỏ

Nằm lên cây cỏ

“Dẫm tan tát kế hoạch mô hình trồng hoa kết hợp du lịch của bà con miền biển Ninh Thuận”

 3. "Càng cấm càng làm"

Dường như "càng cấm càng làm" đã quá trở nên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, do ý thức, môi trường sống, và do rất nhiều thứ tác động đến ý thức đó và tất nhiên, tất cả chúng ta cần phải nhìn nhận rằng: ĐÓ LÀ THÓI QUEN XẤU và cần được điều chỉnh. 

Kể cả trong du lịch cũng vậy, dường như một số người kém ý thức xem nhẹ những "biển cấm" trước mặt mình. Điển hình như là:

Mang giày dép lên các khu vực linh thiêng và trang nghiêm: Mặc dù hành động rất nhỏ nhưng ý thức và tai tiếng mang lại rất... lâu. 

Mang giày dép lên các khu vực linh thiêng và trang nghiêm

Cấm sờ mó vào hiện vật: Ở các khu di tích, bảo tàng, đền đài, lăng tẩm, hay khu bày trí triển lãm, mặc dù có bảng treo nhắc nhở về việc không sờ vào hiện vật tuy nhiên du khách vẫn thản nhiên sờ mó, leo trèo để chụp hình.

Ngang nhiên để con trẻ vi phạm mặc dù biển cấm có ở khắp Bảo tàng.

 Phụ huynh ngang nhiên để con trẻ vi phạm mặc dù biển cấm có ở khắp Bảo tàng.

Việt Nam nổi tiếng với các bảng cấm, đi bất kỳ đâu mọi người điều thấy hình ảnh những bảng cấm được treo, dựng, dán và cầm khắp nơi tuy nhiên vẫn không thể ngăn cản được "ý thức" của người thực hiện và chúng ta phải công nhận rằng tất cả phụ thuộc vào ý thức của mỗi người mà thôi!

4. Đi đến đâu rác theo tới đó - Vấn đề muôn thuở không chỉ riêng du lịch.

Hủy hoại môi trường là vấn đề mang tính chất toàn cầu. Và sau đây hãy nhìn vào các hình ảnh và chúng ta cùng nhau ngẫm về "ý thức du lịch hiện nay", đặc biệt là những người trẻ (Bởi người trẻ chúng ta là tương lai du lịch "sạch" của đất nước).

Sài Gòn tan hoang sau đêm giao thừa 2018.

Sài Gòn tan hoang sau đêm giao thừa 2018.

Còn đây là hình ảnh Hà Nội sau đêm giao thừa 2018.

Còn đây là hình ảnh Hà Nội sau đêm giao thừa 2018.

Phượt xả rác

Đây là một trong những hình ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội về "ý thức du lịch bụi" của giới trẻ. 

Hiện nay, du lịch bụi đang càng ngày càng nở rộ. Những người trẻ với các sở thích "check-in và khám phá" những địa điểm hoang sơ và ít người biết đến. Để lưu lại những hình ảnh "để đời" cho mình. 

Với phương châm "Không bỏ lại gì ngoài dấu chân" tuy nhiên một bộ phận "cũng không nhỏ" khi đi và trở về lại "bỏ quên" một số vật dụng cá nhân, túi nylong, vỏ kẹo hay vật dụng cá nhân nhạy cảm khác,...

Người dân địa phương đôi khi ngán ngẩm và mỉa mai: "Không lấy gì ngoài những bức ảnh/Để lại thật nhiều sau những dấu chân".

Bốc đồng, chơi trội, thích thể hiện mình, gây sốc, gây chú ý từ cộng đồng mạng,.. đó chính là những mặt tiêu cực tồn tại trong ý thức du lịch hiện nay. Đã đến lúc, những người trẻ chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề này một cách trực diện và thực tế hơn! Tất cả phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân mỗi người. Đôi khi chúng ta đãng trí, quên mất hoặc xem nhẹ hành động nhỏ nhoi gây ảnh hưởng lớn do mình làm ra, nhưng quan trọng là sau đó bạn nhận ra được và biết cái sai của vấn đề để... sửa sai ngay lập tức!

Hãy cùng nhau tạo nên một môi trường du lịch "sạch" cho tương lai du lịch Việt Nam nói chung và hành trình khám phá thế giới chúng ta trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn bao giờ hết!

Ngô Đức Kế – vntour.com.vn. Nội dung bài viết thuộc bản quyền của VNTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Công ty du lịch VNTOUR. (Hình ảnh tác giả thu thập từ Internet).

Xem thêm: Các hình thức lừa đảo du lịch

Có thể bạn sẽ thích

Scroll hotline hotline