Côn Đảo là một hòn đảo ghi dấu sự đấu tranh kiên cường và bất khuất của các chiến sỹ và đồng bào yêu nước trong suốt 113 năm “Địa Ngục Trần Gian”.
Và ngày hôm nay, Côn Đảo không chỉ là một hòn đảo anh hùng, một khu di tích lịch sử cách mạng vĩ đại mà còn là một trường học lớn vượt lên trên mọi thời đại, một vùng đất hứa để mọi người dân tìm đến, hướng về và nhớ lại cội nguồn, cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mãi mãi về sau!
Sáng Quý khách có mặt tại sân bay, làm thủ tục lên chuyến bay khởi hành đi tour Côn Đảo giá rẻ theo giờ bay đã đăng ký.
Đến nơi, xe và HDV đưa Quý khách về resort hoặc khách sạn, trên đường sẽ nghe HDV thuyết minh về các địa danh đi qua.
Trưa Dùng cơm trưa và làm thủ tục nhận phòng.
Chiều Xe và HDV đưa Quý khách tham quan các điểm:
Miếu Bà Phi Yến được biết đến là An Sơn Miếu tọa lạc ở huyện Côn Đảo. Miếu là nơi thờ Bà Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh tức vua Gia Long. Bà có tên thật là Lê Thị Răm, là người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước nhưng cuộc đời còn nhiều trắc trở với những câu chuyện bi thương. Theo truyền thuyết được người dân nơi đây kể lại, bà Phi Yến đã được người dân tại Đảo giải thoát và được hai con vật là vượn bạch và hắc hổ đưa đến làng Cỏ Ống nơi có mộ hoàng tử Hội An. Dân làng cám cảnh, họ hát ví: “Gió đưa cây Cải về trời, Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay” (Cải đây là Hoàng tử Cải và Răm là tên tục của bà Phi Yến) và người dân Côn Đảo tin rằng, câu hát này, xuất phát từ một câu chuyện lịch sử, đau lòng của bà Phi Yến. Đến tháng 10 âm lịch hằng năm là ngày giỗ bà, cả làng An Hải sẽ ăn chay và lễ hội được tổ chức rất linh đình. Miếu Bà Phi Yến cũng là địa điểm cầu duyên được rất nhiều du khách cả nước đến dâng lễ cầu nguyện và trả lễ cho bà. Bà như thần hộ mệnh của làng. Dù đã bị tàn phá bởi thực dân Pháp, song cho đến ngày nay, miếu bà Phi Yến vẫn được tôn tạo lại và là điểm đến linh thiêng đối với khách du lịch. Khi đến đây, những ước nguyện của bạn sẽ được bà chứng giám và mong muốn chính đáng sẽ thành hiện thực.
Trên đường, Quý khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hồ An Hải.
Miếu bà Phi Yến Côn Đảo
Chùa Núi Một, ngôi chùa đẹp nhất Côn Đảo, là điểm du lịch tâm linh của hàng nghìn du khách và hàng trăm tour du lịch. Có lẽ Núi Một không còn là cái tên quá xa lạ đối với người dân cũng như du khách yêu mến Côn Đảo. Chùa Núi Một mang một ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử, văn hóa cùng những giá trị tâm linh hiện thời. Du khách đến chùa quanh năm, không chỉ là những ngày quan trọng hay những dịp đặc biệt. Đó đôi khi đơn giản chỉ là hành trình đi về với bản thân, tìm lại nơi yên bình. Một điều đặc biệt mà chùa Núi Một sở hữu nữa là mang đậm nét những giá trị kiến trúc truyền thống của khu vực Á Đông trên một đỉnh núi cao có tầm nhìn bao quát cả một vùng đảo đặc biệt. Lưng chùa dựa vào núi Một, khi đứng ở khuôn viên chùa, du khách sẽ chiêm ngưỡng được những khu rừng bất tận trải dài ở dãy núi phía Nam, cánh đồng sen An Hải ở phía Bắc và đắm chìm trong không gian bình yên của cuộc sống thị trấn Côn Đảo. Đừng ngần ngại và đắn đo khi phân vân nên đến Côn Đảo vào thời điểm nào trong năm khi bạn có thể đến vào bất kỳ lúc nào và tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của nơi đây.
Tượng Quan Âm Bồ Tát trước khu vực chánh điện chùa Núi Một
Cảng Bến Đầm là cửa ngõ quan trọng của vùng đất linh thiêng Côn Đảo. Nơi đây là địa điểm khám phá được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn du lịch trải nghiệm. Khu cảng Bến Đầm có chiều dài khoảng 2km và có sức chứa khoảng 20 chiếc thuyền tàu du lịch hay chở hàng. Khu cảng tọa lạc ở vịnh Bến Đầm ở giữa đảo Côn Sơn và Hòn Bà. Nơi đây được 2 ngọn núi lớn là Núi Thánh Giá và Đỉnh Tình Yêu Côn Đảo chắn gió nên bên trong sóng rất yên và tĩnh lặng. Khu vực xung quanh Bến Đầm có mực nước khá sâu, tuy nhiên ở Họng Đầm và khu gần đó thì độ sâu trung bình cũng chỉ đến 2m. Quanh năm vùng cảng lộng gió và nắng, là điểm dừng chân an toàn cho rất nhiều tàu thuyền. Bến Đầm luôn khiến du khách phải trầm trồ không chỉ về thiên nhiên mà những câu chuyện tâm linh, linh thiêng ở đây. Một điểm độc đáo nữa ở Bến Đầm chính là bạn có thể thỏa sức tham gia các hoạt động biển tại đây. Từ tắm biển cho đến những hoạt động thể thao như chèo thuyền, lặn biển, lướt ván,… đều có ở cảng. Bên cạnh đó, bạn có thể trải nghiệm một vài món đặc sản đặc biệt ở vùng biển này. Giá cả hải sản những vùng sát biển tất nhiên sẽ không quá mắc nhưng độ tươi ngon thì lúc nào cũng được đảm bảo.
Cảng Bến Đầm Côn Đảo
Trên đường về, Quý khách ghé tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại Bãi Nhát, Bãi Đá Trắng, Mũi Cá Mập. Sau đó, viếng bia tưởng niệm cho cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử Côn Đảo, ngắm cảnh hoàng hôn xuống dần trên đỉnh Tình Yêu.
Mũi Cá Mập nhìn từ xa
Hoàng hôn trên Đỉnh Tình Yêu Côn Đảo
Về thị trấn Côn Đảo, dùng cơm chiều tại nhà hàng.
Tối Quý khách tự do khám phá Côn Đảo về đêm.
Sáng Dùng điểm tâm xong, xe và HDV đưa Quý khách tham quan cụm di tích lịch sử tại trung tâm thị trấn với các điểm:
Dinh Chúa Đảo hay còn được biết đến là Dinh Ông Lớn, Nhà Chúa Đảo, Dinh Tỉnh Trưởng. Đây là nơi sinh sống và làm việc của các vị chúa ở Đảo ngày trước, những người đứng đầu trong bộ máy cai trị Côn Đảo. Dinh Chúa Đảo khá cổ kính, phong cách thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của nước Pháp và nó vẫn được giữ nguyên hiện vật ngày xưa. Đây cũng chính là nơi đầu cơ xuất phát của những kế hoạch, âm mưu, nghiên cứu những biện pháp thủ đoạn tàn bạo, đày ải tù nhân một cách vô lý và ngang tàn. Du khách đến Dinh Chúa Đảo sẽ chứng kiến những mô phỏng của đời sống hàng chục tù nhân Cách mạng lúc bấy giờ. Họ đã sống một quãng thời gian cùng cực trong cai ngục, lao động khổ sai để phục vụ cho những nhu cầu xa hoa, trần tục của Chúa Đảo và đã có những người bị quá sức chịu đựng, họ đã ra đi mãi mãi nơi đây. Dinh Chúa đảo chính là một di tích lịch sử để tố cáo tội ác, sự tàn bạo của thực dân Pháp, là thư viện lớn về Côn Đảo với rất nhiều hình ảnh, tư liệu vẫn luôn được bảo tồn và gìn giữ qua các năm. Những tháng cuối năm thời tiết Côn Đảo mát mẻ do vậy mà cũng chính là thời gian lý tưởng để bạn tham quan, nghe thuyết trình ở Dinh Chúa Đảo.
Trại Phú Hải trước kia được người dân địa phương gọi là Banh I, Lao I, trại Cộng Hòa, Trại 2 và cái tên trại Phú Hải được giữ cho đến ngày nay từ sau năm 1974. Đây là nơi Chi bộ cộng sản đầu tiên trong nhà tù Côn Đảo được ra đời cuối năm 1932, sau phát triển thành Đảo ủy Côn Đảo. Trại Phú Hải cũng là nơi những người cộng sản mở các lớp học văn hóa, lý luận, chính trị. Đặc biệt là khóa học Chủ nghĩa Mác- LêNin theo chương trình huấn luyện của Đại học Phương Đông do giáo sư Trần Văn Giàu phụ trách.Trại Phú Hải như một minh chứng mạnh mẽ, điển hình của chế độ khổ sai thực dân Pháp. Hầu như mỗi mảnh đất Côn Đảo đều khắc sâu nỗi cực nhọc và thấm máu của người tù. Trong sự đày đọa khốn cùng, những người cộng sản, những người yêu nước phải quyết định vận mệnh, chịu chết mỏi mòn hoặc là đấu tranh để sống trở về tiếp tục hoạt động cách mạng. Người tù phải chống lại cả một bộ máy từ chúa đảo đến nhiều gác ngục và bọn cai trị lúc bấy giờ. Nhiều người dân địa phương ở lân cận trại Phú Hải, thấm nhuần những sự mất mát và hy sinh của dân tộc Việt Nam, họ bảo rằng lá bàng ở Phú Hải rất khác với những lá bàng ở nơi khác. Khi đến mùa thay lá, lá bàng Phú Hải đỏ đến lạ thường, sắc đỏ thắm như màu cờ, màu máu của những anh hùng đã nằm xuống đây.
Trại Phú Hải Côn Đảo
Chuồng cọp kiểu Pháp là hệ thống nhà tù thực dân Pháp và chính quyền cũ đã bí mật xây dựng nên với mục đích giam giữ, tra tấn những đứa con chính trị lúc bấy giờ. Sở dĩ chúng chọn Côn Đảo vì sự xa xôi, thiếu phương tiện vận chuyển cũng như thông tin thời đó, ngoài ra vì là nơi đảo xa, ít sự sống và sinh hoạt nên chúng dễ dàng thực hiện những hành vi tàn bạo mất nhân tính. Công trình này về sau được 5 sinh viên phát hiện ra và bảo tồn cho đến này nay. Ghê rợn hơn khi chúng đã từng sử dụng cái tên trại Bác Ái để đặt tên cho nơi này. Chuồng cọp có tổng diện tích là 5.475m2, diện tích phòng giam là 1.408m2 , khoảng không gian trống là 2.194 m², phòng giam có kích thước 1,45 m x 2,5 m. Bao gồm hai mật khu, mỗi mật khu gồm 2 dãy nhà, mỗi dãy gồm 20 chuồng cọp, có cầu thang đi lên trên nóc các dãy chuồng cọp. Phía trên chuồng cọp có dãy song sắt và hành lang để gác ngục từ trên cao quan sát tù nhân bên dưới. Phòng tại đây không có mái che nắng, chúng tra tấn tù nhân bằng cách cho phơi nắng, phơi mưa, phơi sương hoặc mang người ra đánh đập dã mang. Bọn thực dân Pháp đã ngụy trang giấu kín chuồng cọp trong trại giam Phú Tường để che mắt đoàn kiểm tra quốc tế.
Trại Phú Tường Côn Đảo - nơi nổi tiếng với "chuồng cọp"
Chuồng cọp kiểu Mỹ là trại giam khắc nghiệt nhất trong giai đoạn cuối cùng của nhà ngục này. Mỹ ngụy dùng cả yếu tố bất lợi của thiên nhiên vào việc đày ải con người. Chưa cần đến đòn roi, Chuồng Cọp Mỹ đã hành hạ người rất tinh vi, chết dần chết mòn bởi lối kiến trúc Mỹ. Chúng cho con người phải chết dần chết mòn qua những trận đòn roi của chúng chứ không đánh cho chết một lần vì chúng cho rằng đánh chết thì quá dễ dàng. Đó thật sự là một điều rất tàn nhẫn, mất nhân tính của con người. Chuồng cọp kiểu Mỹ thừa hưởng lại hầu hết các cơ sở vật chất, khu xây dựng của chuồng cọp thời Pháp. Không chỉ vậy, chúng dường như lấy lại hết những chính sách, sự bất hợp lý và mất nhân tính trong việc hành hạ con người. Hàng loạt các công trình “nhân đạo” được bố trí phía trước trại giam như: Bệnh xá, nhà bếp, kho thực phẩm, giếng khơi.. để mang lại cảm giác như các tù nhân nơi đây có một cuộc sống mới cao cấp, đầy đủ & nhân văn hơn. Bên cạnh đó, những cánh cửa mà chúng sử dụng mỗi khi đóng lại mở ra sẽ có tiếng động inh tai nhức óc đến các tù nhân bên trong. Do vậy mà các tù nhân về sau đều ám ảnh nặng với những âm thanh lớn, điều đó đã đeo bám họ suốt đời, thậm chí có những chiến sĩ bị bệnh tâm lý cả đời. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng là ngày hệ thống nhà tù Côn Đảo – Địa ngục trần gian sụp đổ, chấm dứt 113 đày ải tù nhân.
Trại Phú Bình Côn Đảo
Đây chính là nghĩa trang lớn nhất ở Côn Đảo, nơi chôn cất nhiều thế hệ trong thời kỳ thực dân Pháp cũng như đế quốc Mỹ. Suốt 100 năm nhà tù Côn Đảo đã có khoảng 2 vạn chiến sĩ anh dũng ngã xuống trước đòn roi và sự tra tấn dã man. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại chỉ có gần 2000 ngôi mộ được tìm thấy, hơn nửa số đó là những ngôi mộ vô danh. Cùng với Nhà Tù Côn Đảo thì nghĩa trang chính là những chứng tích cho thấy sự man rợ của quân đội thực dân và chính phủ cầm quyền thời bấy giờ. Dọc khắp Việt Nam có rất nhiều nghĩa trang liệt sĩ nhưng ngày đêm vẫn còn những người cha người mẹ anh hùng liệt sĩ vẫn đang miệt mài tìm con, tìm người thân dù chỉ là những di vật nhỏ nhất còn sót lại. Do vậy mà du khách đến không chỉ cầu nguyện, hồi hướng đến ở nghĩa trang Hàng Dương mà còn là tất cả anh hùng liệt sĩ đã phải ngã xuống cho sự độc lập ngày nay của dân tộc Việt Nam. Nghĩa trang nằm trên địa phận của huyện Côn Đảo, cách trung tâm thị trấn khoảng 2.5km.
Tại đây, Quý khách có thể viếng mộ các nhà cách mạng nổi tiếng của Việt Nam như Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, Lê Văn Việt...đặc biệt là mộ phần của nữ anh hùng Võ Thị Sáu - người được dân đảo kính trọng gọi bằng cô Sáu với nhiều giai thoại về sự hiển linh của bà.
Tượng đài trong nghĩa trang Hàng Dương
Ngoài những khu nhà tù như chuồng cọp vừa được nhắc đến thì khu biệt lập chuồng bò cũng là nơi giam giữ hàng ngàn người tù với nhiều hình thức tra tấn, hành hạ dã man. Chuồng bò lúc xây dựng vốn với mục đích là để nuôi bò, nhưng về sau đã sử dụng một phần để làm trại tù nhưng vẫn chăn nuôi gia súc để che đậy cho nhiều hành vi mất nhân tính trắng trợn. Khu biệt lập Chuồng Bò hình thành năm 1876 cùng với các khu khác phục vụ cho bộ máy cai trị tù như: Khu trại lính, khu y tế, khu sở lưới và cầu tàu, khu công trường xây dựng… Hầm phân bò không đơn thuần là nơi chứa phân bò, đã có rất nhiều người tù bị nhốt và chôn chân dưới đây. Khu biệt lập chuồng bò có tổng diện tích lên đến 4.410m2 bao gồm: diện tích phòng giam là 547m2, chuồng trại là 270m2 và khoảng trống là 3.293m2 với 9 phòng biệt giam, 24 hộc chứa heo, 2 chuồng nhốt bò, một hầm chứa phân bò. Thật đau xót khi cứu người tù thì có nhiều người bị giòi ăn vào đến tận xương, trên đường đưa đi cấp cứu thì đã mất vì kiệt sức. Liệu đâu mới là cách tra tấn rùng rợn nhất của bọn thực dân đế quốc?
Trưa Dùng cơm trưa tại nhà hàng, về khách sạn nghỉ ngơi.
Chiều Quý khách chọn một trong những chương trình sau:
- Lựa chọn 1: Theo cung đường ven biển mang tên Cỏ Ống tuyệt đẹp để đến với bãi Đầm Trầu.
Bãi Đầm Trầu Côn Đảo
- Lựa chọn 2: Xe và HDV đưa Đoàn đi tham quan các điểm:
Bãi Ông Đụng
Di tích Cầu Ma Thiên Lãnh
- Lựa chọn 3: Xe và HDV đưa Đoàn đến chợ mua trái cây và bánh mì (làm thức ăn cho khỉ, chi phí tự túc).
Tiếp tục di chuyển đến sở Rẫy, Quý khách đi bộ xuyên rừng lên độ cao 260m sẽ có dịp khám phá rừng nguyên sinh Côn Đảo với các sinh vật đặc hữu như sóc đen, khỉ đuôi dài, bồ câu Nicobar… Đến vườn ươm sở Rẫy, cho khỉ ăn và chụp hình lưu niệm, ngắm nhìn toàn cảnh Côn Đảo từ chòi quan sát.
* Lưu ý: Tour dành cho đối tượng khách trẻ, có sức khỏe. Không thích hợp cho người lớn tuổi và trẻ em, đặc biệt trong mùa mưa, chỉ nhận nhóm từ 5 khách trở lên.
17h00 Trở về khách sạn dùng cơm chiều.
Tối Tự do khám phá Côn Đảo về đêm.
Sáng Quý khách dùng điểm tâm xong tự do tham quan mua sắm tại chợ Côn Đảo hoặc trải nghiệm không gian thanh bình của Côn Đảo.
Sau đó trả phòng, xe đưa Quý khách ra sân bay Côn Sơn làm thủ tục lên máy bay trở về điểm xuất phát, kết thúc chuyến tham quan tour du lịch Vũng Tàu: Du ngoạn Côn Đảo!
| HOTLINE 09145086501900555578 |
VNTOUR - Chia Tay, hẹn ngày gặp lại !!!
Ngoài chương trình "Tour du lịch Vũng Tàu: Du ngoạn Côn Đảo" đang xem, Quý khách có thể tham khảo thêm các chương trình tour du lịch Vũng Tàu khác dưới đây:
Ngoài ra hãy xem thêm các tour khuyến mãi của chúng tôi tại:
Điểm khởi hành | Người lớn | Trẻ em | Em bé |
---|---|---|---|
0 | 0 | 0 |
Lượng khách | Khách Sạn 2 sao |
Khách Sạn 3 sao | Khách Sạn 4 sao |
Ngày khởi hành | Phụ Thu Phòng Đơn |
Khách Đoàn – Tour Riêng (Đoàn từ 40 khách trở lên) | Liên Hệ | Liên Hệ | Liên Hệ | Theo yêu Cầu |
1.590.000đ
1.390.000đ
2.590.000đ
390.000đ
379.000đ
479.000đ
315.000đ
890.000đ