BẮC NINH Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, Bắc Ninh được thành lập vào năm 1831 dưới thời nhà Nguyễn, phía Bắc giáp Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội, phía nam giáp Hưng Yên. Thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội 31km, theo quốc lộ 1A. Tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm đường bộ, đường sắt, đường sông,…lại giáp thủ đô Hà Nội thuận lợi phát triển kinh tế và văn hóa. Với nhiệt độ trung bình năm ở mức 23,4oC, Bắc Ninh sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: sông Cầu, núi Thiên Thai,…
VĂN HÓA – LỄ HỘI Từ hàng ngàn năm trước, Bắc Ninh là nơi cư trú của người Việt cổ. Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học thì những dấu vết còn sót lại về đô thị cổ Luy Lâu đã chứng minh rằng nơi đây từng là một trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại khá phồn thịnh của người Việt từ thế kỷ II tới thế kỷ X. Kinh Bắc còn là vùng đất đạo Phật lâu đời và đạt đến độ cực thịnh vào thời nhà Lý. Bắc Ninh với các di tích vật thể và phi vật thể còn tồn tại đến ngày nay đã thu hút đông đảo khách thập phương tới tham quan, tìm hiểu.
Lễ hội hàng năm được tổ chức tại đền Đô
Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn là một vùng đất thiêng liêng với nhiều truyền thuyết tâm linh của cư dân nông nghiệp. Không chỉ là nơi phát tích của vương triều nhà Lý – một triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt và phát triển rực rỡ, Bắc Ninh còn là quê hương của nhiều danh nhân trong lịch sử Việt Nam: Ngô Gia Tự (1908 – 1935), Nguyễn Văn Cừ ( 1912 - 1941), Hoàng Quốc Việt (1902 – 1992),… Kinh Bắc cũng là vùng đất tổ của những làn điệu dân ca Quan họ đặc sắc bản sắc dân ca trữ tình Bắc bộ được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới ngày 30/09/2009. Ngày nay, với sự duy trì các ngành nghề thủ công nổi tiếng cả nước: gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ,… và nhiều lễ hội mỗi đỗ xuân về, Bắc Ninh càng chứng tỏ là vùng đất thấm đẫm bề dày văn hóa.
HỘI LIM Là một trong những lễ hội đặc trưng nhất, được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội tưởng nhớ Hiếu Trung Hầu – ông tổ hát quan họ với các hoạt động văn hóa đặc trưng. Trong lễ hội, các “liền anh”, “liền chị” hát đối đáp nhau từng cặp trên đồi, trên thuyền, trong nhà,… Hội Lim cũng có những nghi thức: rước thần, lễ tế và nhiều trò vui khác.
Hội Đình Bảng Đình làng Đình Bảng thuộc thị xã Từ Sơn, thờ 3 nhiên thần là Cao Sơn Đại vương (thần Núi), Thủy Bá Đại vương (thần nước), Bạch Lệ Đại vương (thần trồng trọt) và 6 vị nhân thần là 6 vị tổ của 6 dòng họ có công dựng làng vào thế kỷ XV. Lễ hội hàng năm diễn ra vào 15 tháng 2 âm lịch với nhiều trò chơi dân gian: chơi cờ, đánh vật, chơi đu, chọi gà, hát Chèo,…
HỘI chùa Phật Tích Hội được mở cho khách đến hành hương lễ Phật, nghe kinh, cầu phúc vào ngày 4 và 5 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ công ơn của Đức Phật và vua Lý Thánh Tông.
LỄ HỘI ĐỀN ĐÔ
Lễ hội hàng năm được tổ chức tại đền Đô, phường Đình Bảng
Lễ hội hàng năm được tổ chức tại đền Đô, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn,(nơi thờ 8 vị vua nhà Lý) vào ngày 15 tháng 3 âm lịch và diễn ra trong 4 ngày. Rất nhiều du khách đến dự lễ hội, dâng lễ tỏ lòng hiếu kính với 8 vị vua nhà Lý và tham gia những trò chơi thú vị.
LỄ HỘI CHÙA DÂU
Là lễ hội vẫn giữ được nhiều nghi lễ và tập tục cổ truyền biểu hiện sự hội nhập
Là lễ hội vẫn giữ được nhiều nghi lễ và tập tục cổ truyền biểu hiện sự hội nhập và tiếp biến tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp với Phật giáo. Được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, tại làng Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, lễ hội có phần thi làm bánh dầy – một đặc sản địa phương và nhiều trò chơi khác: kéo co, cờ tướng,.. Mời bạn xem tiếp: Những Lễ Hội Văn Hóa Ở Bắc Ninh Bạn Cần Biết - Phần 2