Khánh Hòa có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Cách đây hai ngàn năm, con người đã sinh sống nơi đây. Trống đồng nha trang đã xuất hiện từ hai ngàn năm trước. Việc tìm thấy những chiếc lythophone của bộ đàn đá cổ, chứng tỏ nơi đây đã sản xuất dụng cụ âm nhạc làm bằng đá thời nguyên thủy (khoảng 3000 năm trước). trên vùng đất này có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Ra Glai, Hoa, Ê Đê, Tầy Nùng …v…v…Nét đặc trưng của Khánh Hòa là có nhiều lễ hội truyền thống mang tính tôn giáo cổ.
Lễ hội cá Ông Lễ hội diễn ra vào ngày 15 tháng chạp gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu vua Gia Long trên biển. Hàng năm nhiều địa phương ở Khánh Hòa tổ chức lễ hội để tỏ lòng tri ân cá Ông. Nghi lễ cũng giống như lễ tế Đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong nghi lễ có hát bả trạo khi kết thúc và sau đó là lễ hội hát chầu.
Lễ hội Tháp Bà Được tổ chức vào ngày 20 đến 24 tháng 3 âm lịch hàng năm tại khu di tích Tháp Ponagar- Thanh phố Nha Trang. Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để tưởng niệm nữ thần mẹ Xứ Sở ( tiếng Chăm là Po Ion Nogar). Theo truyền thuyết, Mẹ Xứ Sở là người có công tạo lập Xứ Sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt,… Nghi lễ có 2 phần chính: lễ thay y (ngày 20 tháng 3): tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm rữa tượng thần bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới. lễ cầu cúng ngày 23 tháng 3, được tiến hành rất uy nghiêm mang ý nghĩa ca ngợi công đức Mẹ Xứ Sở và công mong cư dân có một cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc,.
Sau phần lễ là phần hội. Phần hội chủ yếu là múa bong (điệu múa có động tác ún éo, ưỡn hông như các vũ nữ Chăm Pa có ở phù điêu tại khu di tích Tháp Bà), múa dân bông và hát bộ diễn tích các tuồn cổ trước ngôi đền chính. Trước đây trong hội còn có cuộc đua thuyền thúng dưới chân tháp. Lễ hội Tháp Bà không chỉ thu hút con người Việt, người Chăm ở Khánh Hòa mà cong thu hút rất nhiều du khách cả nước kéo về dự hội.
Để tưởng niệm nữ thần thiên Y A Na Lễ hội Am Chúa Tổ chức vào ngày 22 tháng 4 âm lịch để tưởng niệm nữ thần thiên Y A Na được nhân dân trong vùng tôn sung là Bà Chúa, là mẹ Xứ Sở tại Am Chúa, nơi thờ nữ thần Pô Nagan trên sườn Đại An (núi chùa), lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền là điệu múa dân bông,, vãn bà, các điệu múa gắn liền với sự tích Thiên Y A NA. Festival biển Vài năm trở lại đây tại thành phố nha trang tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Festival Biển vào dip hè,theo chu kỳ 2 năm 1 lần. Sự kiện này nhằm quảng bá tiềm năng du lịch, vẻ đẹp văn hóa tiềm năng của Nha Trang, tạo cơ hội cho du khách trong và ngoài nước biết đến.
Lễ hội Đền Hùng Lễ hội được tổ chức trang trọng hàng năm vò ngày 10/3 âm lịch tại đền Hùng Vương,hay còn gọi là đền thờ Quốc Tổ Hùng vương tọa lạc tại đường ngô gia tự,TP. Nha Trang. Bằng những nghi lễ dân hương, dân hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, các sở, các ban ngành,đoàn thể, đại diện tôn giáo,đông đảo nhân dân cùng các cháu hoc sinh trong tỉnh, thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc.