Chùa Trấn Quốc là một địa danh quen thuộc đối với du khách gần xa, với lịch sử hơn 1.500 tuổi, là ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng tại Hà Nội.
Năm 2016, Chùa được nằm trong top 16 ngôi Chùa đẹp nhất Thế Giới do báo Daily Mail của Anh bình chọn, là điểm viếng thăm tâm linh không thể bỏ lỡ trong chuyến tour miền Bắc giá rẻ.
Chùa Trấn Quốc ở đâu?
Chùa Trấn Quốc từ lâu đã không còn xa lạ với người dân Thủ Đô và du khách thập phương cả nước và bạn bè Quốc Tế, tọa lạc tại một hòn đảo phía Đông Hồ Tây – đường Thanh Niên, Yên Phụ , Hồ Tây, Hà Nội, một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội, rợp bóng mát hai bên đường đi, nhìn ra hướng Hồ Tây lãng mạn.
Từ khách sạn trung tâm, du khách có thể chọn lựa nhiều phương tiện để đi đến tham quan Chùa như xe bus, taxi, xe máy....Nếu du khách đến với Hà Nội nên một lần thử đi xe bus xem có gì khác với nơi mình đang sinh sống không nhé.
Ngoài ra xe máy là một hình thức di chuyển thú vị tại Hà Nội, du khách có thể ngắm cảnh phố phường Hà Nội với nhịp sống rất năng động nhưng nhẹ nhàng hơn, một nhịp sống rất Hà Nội, xe máy du khách có thể thuê tại khách sạn mình đang ở với giá 100.000 đ -150.000 đ/ ngày.
Hoặc đi bằng taxi, taxi tại Thủ Đô chi phí tương đối cao so với các phương tiện di chuyển khác, và du khách nên cân nhắc không nên đi bằng taxi vào những giờ cao điểm, kẹt xe rất dữ dội.
Nếu du khách đến viếng Chùa bằng ô tô con thì cũng không cần phải lo lắng chỗ đậu xe, có bãi đậu xe lớn ngay khu vực của Chùa.
Lịch sử hình thành chùa Trấn Quốc
Trong sử sách có ghi lại, Chùa Trấn Quốc được hình thành vào những năm 541 -547 dưới thời Vua Lý Nam Đế được người dân biết đến với tên Chùa Khai Quốc, vị trí lúc đầu mới xây dựng Chùa nằm ở thôn Y Hoa cạnh bờ sông Hồng.
Mãi cho đến năm 1600 -1618 do vùng đất của thông Y Hoa sạt lỡ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chùa, nên Vua Lê Kinh Tông mới dời đến vị trí như ngày hôm nay, dưới thời Vua Lê Thái Tổng đã đổi tên gọi Chùa Khai Quốc thành Chùa An Quốc, sau đó thời Vua Lê Hy Tông đổi tên thành Chùa Trấn Quốc cho đến nữa đầu thế kỷ 19, Vua Thiệu Trị đổi thành Chùa Trấn Bắc nhưng dân gian vẫn quen gọi là Chùa Trấn Quốc lưu truyền cho đến ngày hôm nay.
Xem thêm: Tour Tết khởi hành từ Hà Nội
Nét đẹp chùa Trấn Quốc
Không phải tự nhiên mà Ngôi Chùa có niên đại hàng nghìn năm tuổi này lại được bầu chọn là 16 ngôi chùa đẹp nhất Thế Giới, Cùng Vntour tìm hiểu Chùa có điểm gì nổi bậc thu hút du khách thăm viếng đến vậy.
Ngôi chùa sở hữu một diện tích ấn tượng, nép mình bên con đường Thanh Niên xinh đẹp, Trải qua nhiều lần trùng tu sữa chữa đặc biệt qua lần đại trùng tu vào năm 1815 từ đó Chùa đã có kiến trúc và quy mô như ngày hôm nay.
Với diện tích hơn 3000m2, bao gồm vườn Tháp, nhà tổ và thượng điện, Chùa có không gian vô cùng thoáng đãng, nét đẹp uy nghiêm, cổ kính xen lẫn sự mộc mạc, tĩnh lặng càng thu hút du khách về đây viếng chùa nhiều hơn.
Chùa thuộc phái Bắc Tông, phong cách thiết kế xây dựng tuân thủ nguyên tắc rất khắt khe của nhà Phật gồm 3 phần chính: Thứ nhất là Tiền Đường, thứ 2 là nhà Thiêu Hương, thứ 3 là nhà Thượng Điện nối liền với nhau thành hình chữ công.
Nằm về hướng phía Tây đó chính là Tiền Đường, sau đó là nhà Tam Bảo, 2 dãy hành lang hai bên là Thiêu Hương và Thượng Điện, phía sau Thượng Điện nữa là Gác Chuông với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm.
Bên trái Thượng Điện là nhà tổ, đặc biệt khi đến đây Du khách còn có cơ hội ngắm nhìn 14 tấm bia lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, trên đó khắc nhiều dấu ấn lịch sử ngàn năm của Chùa.
Trước khi bước vào khuôn viên Chùa, nhìn từ xa xa chúng ta đã nhìn thấy một Bảo Tháp 11 tấng, đây là ngôi Bảo Tháp được xây dựng từ năm 1998 đến 2003 thì hoàn thành tạo nên Vườn Bảo Tháp của Chùa, Bảo Tháp cao 15m với 11 tầng được gọi là Bảo Tháp lục độ đài sen.
Đặc biệt trên đỉnh có một tháp sen 9 tầng, được tạo thành từ Đá Quý tạo nên sự uy nghiêm, nhưng hết sức uyển chuyển, Bảo tháp được xây dựng đối diện với cây Bồ Đề do Tổng Thống Ấn Độ trao tặng năm 1959 và điều đặc biệt hơn là cây Bồ Đề này được chiết từ Cây Đại Bồ Đạo Trang – nơi Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ.
Đến với chùa Trấn Quốc, Phật Tử và Du khách có cơ hội ngắm nhìn tượng Phật Nhập Niết Bàn bằng gỗ đẹp nhất Việt Nam, ngoài ra trong khu vực Thượng Điện còn lưu giữa nhiều tượng Phật và tượng Bồ Tát có giá trị lớn về mặt lịch sử.
Trải qua bao nhiêu sự mài mòn của thời gian, thăng trầm của lịch sử, Chùa Trấn Quốc vẫn mang cho mình những nét đẹp riêng mà không nơi nào có được, sự uy nghi, cổ kính, sự tĩnh lặng để lòng người trở nên nhẹ nhõm hơn khi một lần về Viếng Thăm Đức Phật nơi đây.
Lưu ý khi tham quan chùa Trấn Quốc
Chùa vốn là nơi linh thiêng và có những điều cần lưu ý trước khi thăm viếng Chùa mà du khách cần biết
+ Nên mặc trang phục trang nghiêm( Quần dài, áo có tay, không mặc bó sát người, không mặc váy ngắn) khi đến tham quan, cúng viếng Chùa.
+ Khi đến viếng Chùa có những lời nói cử chỉ đúng mực, không ngắt hoa bẻ cành... để giữ gìn cảnh quan Chùa.
Xem thêm: Du Lịch Hà Nội Vào Dịp Tết Nên Đi Đâu