Tổng đài hỗ trợ miễn phí 0981 281 338 Vietnamese English Đăng nhập Đăng ký

Thánh địa La Vang - thiên đường hành hương cho giáo dân

Tại La Vang, câu chuyện về Đức Maria hiện ra an ủi, nâng đỡ con cái trong thời loạn lạc cấm vận đã được truyền tụng qua bao thế hệ. Thực chất không ai biết chính xác Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang năm nào. Nhưng theo những gì người ta truyền tai nhau thì vào khoảng từ năm 1765 đến 1802. Lúc này đất nước đang đau đớn, dằn vặt trong chiến tranh và nhiều cuộc nội chiến gay gắt khác.

Thánh địa La Vang

Bắt nguồn của tên gọi “La Vang”

Có một giả thuyết về nguồn gốc của tên gọi " thánh địa La Vang", giả thuyết này cho rằng ở nơi rừng sâu, con người luôn bị rình rập, đe dọa bởi các loài thú ăn thịt. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại qua đêm thì thường chia nhau canh giữ. Nếu thấy động hay nguy hiểm đến gần thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu.

Một cách giải thích khác là khi giáo dân chạy đến vùng này thì bị dịch bệnh. Lúc đó Đức Mẹ đã hiện ra và hướng dẫn họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Do truyền miệng nên từ "lá vằng" không dấu thành La Vang.

Đức Mẹ hiện ra ở La Vang

Theo truyền miệng, Đức Mẹ hiện ra ở La Vang trên thảm cỏ, gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân thường cầu nguyện. Tất cả những ai đang có mặt ở đó đều nhìn thấy phép lạ này. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy nữa. Mẹ hiện ra như thể đang nâng đỡ và an ủi con cái trong cơn hoạn bị áp bức. Cũng chính nhờ sự tin lời hứa của mình mà kể từ ngày Đức Mẹ hiện ra ở La Vang cho đến nay, rất nhiều người đã đến đây để xin ơn và tôn kính Mẹ.

Với nhu cầu đón tiếp giáo dân đến với Mẹ ngày càng nhiều, giáo hội Việt Nam đang nghĩ đến việc xây dựng thánh đường lớn và đẹp hơn.

Hướng dẫn đến thánh địa La Vang

Thánh địa La Vang ở đâu?

Thánh địa La Vang tọa lạc ở thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. La Vàng nằm trong khu vực Dinh Cát, hay còn có tên khác là Cát Dinh. Nguyên nhân là do Dinh được xây dựng ở trên vùng đất cát, vào thế kỷ XVI đời chúa Nguyễn Hoàng vào nam khai đất.

Cách di chuyển đến thánh địa La Vang

Có nhiều phương tiện để đi đến La Vang. Đơn giản nhất thì bạn có thể thuê xe và yêu cầu họ chở đến nơi.

Nếu xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác đến Thánh Địa La Vang, thì bạn có thể:

Đi bằng xe khách Bắc - Nam: Khi đến thị xã Quảng Trị, bạn hãy yêu cầu được xuống xe ở khu vực Cầu Trắng. Từ đây đến La Vang còn khoảng 4km, bạn có thể gọi xe ôm hoặc taxi để đến điểm cuối cùng.

Đi bằng tàu hỏa: Ga Đông Hà cách Thánh địa La Vang khoảng 16 km. Gọi xe ôm hoặc taxi vào thánh địa là ý kiến hay cho những ai không thể tự đi. Còn nếu dừng ở ga Huế, nơi đây cách La Vang khá xa. Bạn chỉ có thể gọi xe du lịch, taxi, haowcj tham gia các tour ngắn để đến nơi.

Đi bằng xe máy: phương án này chỉ dành cho những ai biết đường hoặc có khả năng di chuyển dựa vào map. Có thể xem đây là một chuyến phượt nhỏ sau những ngày học tập, làm việc mệt mỏi đó!

Có gì thú vị tại Thánh địa La Vang?

Đặt chân đến Thánh địa La Vang bạn sẽ nhìn thấy những công trình kiến trúc đã bạc màu, xuống cấp theo cùng năm tháng do đã từng bị hủy hoại bởi chiến tranh, theo thời gian nhà thờ cũng nhuộm màu rêu phong tạo nên một nét riêng biệt khiến ai đến đây cũng dễ quay về những hồi ức lịch sử, những cuộc chiến tranh năm xưa.

Đại hội Đức Mẹ La Vang

Đại hội tại thánh địa

Đại Hội Đức Mẹ La Vang diễn ra định kỳ 3 năm một lần tại Thánh Địa La Vang. Đại hội mới nhất là đại hội lần thứ 31 diễn ra 3 ngày 13,14,15 tháng 8 năm 2017. Theo tính toán, Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ nhất được tổ chức vào năm 1901.

Đại hội tại thánh địa 2

Tuy nhiên ngày tổ chức có thể sẽ khác nhau nhưng bắt buộc phải nằm trong tháng 8. Kể từ lần thứ 23 (vào năm 1993), cứ 3 năm một lần, Đại Hội La Vang sẽ diễn ra vào 3 ngày 13,14,15 tháng 8. Với nhiều nghi lễ quan trọng cùng với sự tham dự của các linh mục, tu sĩ, Giám Mục và hàng ngàn giáo dân từ trong và ngoài nước đổ về tham dự.

Vương Cung Thánh Địa La Vang

Thiết kế vuong cung thánh địa La Vang

Vương Cung Thánh Địa La Vang đã tồn tại được 44 năm. Vào năm 1972 nơi đây bị bom đạn phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa. Hiện nay chỉ còn di tích tháp chuông.

Vì nhà thờ xưa đã bị phá, vừa qua Giáo Hội Việt Nam đã quyết định xây dựng lại nhà thờ với thánh đường mới to hơn, đẹp hơn. Tháng 08/2012, Giáo Hội Việt Nam đã long trọng tiến hành lễ “đặt viên đá đầu tiên” xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang. Nếu so về kích cỡ, đây chính là công trình lớn nhất của Giáo Hội Việt Nam cho đến hiện tại. Theo dự toán, nếu hoàn thành tất cả các hạng mục đề xuất của trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang thì kinh phí xây dựng lên đến hàng nghìn tỉ VNĐ.

Có thể bạn sẽ thích

Scroll hotline hotline