Tổng đài hỗ trợ miễn phí 0914 50 86 50
Vietnamese English Đăng nhập Đăng ký

Tết đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Trong ký ức của tôi là một người con được sinh ra từ một vùng quê nông thôn của miền Trung Bộ, Tết Đoan Ngọ thật đặc biệt, từ ngày mùng 4 mẹ tôi đã đi chợ mua về những ký gạo nếp ngon nhất ngâm trong nước tro, nước tro được cha tôi đốt từ những ụ rơm còn thơm mùi thóc lúa từ ngày hôm trước và có được món bánh ú nước tro vàng óng để chưng lên bàn thờ tổ tiên.

Người xưa thường nói rằng :

“Tháng năm là Tết Đoan Dương

Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang”

Từ ngàn đời nay, Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả là lễ hội lớn nhất trong truyền thống lễ hội của người Việt Nam, đó là điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, giữa những điểm hợp, giao hòa của vạn vật cỏ cây. Và đến giữa năm tức là mùng 5 tháng 5 âm lịch người dân Việt Nam lại đón thêm 1 cái tết cũng không kém phần thiêng liêng và quan trọng đó là Tết nữa năm hay còn gọi với nhiều cái tên khác như Tết Giết Sâu Bọ, Tết Đoan Dương, Tết Đoan Ngọ hay có khi còn gọi là Trùng Ngũ vì có 2 số 5 trùng nhau.

Tết Đoan Ngọ tồn tại trong truyền thống dân gian của người Phương Đông từ lâu đời. “ Đoan” có nghĩa là “ chính” hay “ Thẳng” hay là “ mở đầu”, “ Ngọ” có nghĩa là giữa trưa từ 11h – 1h trưa, do đó dân gian thường ăn tết Đoan Ngọ và buổi trưa. Đoan Ngọ là thời điểm mặt trời ngắn nhất, thời điểm khí dương thịnh nhất trong năm.

Ở Miền Nam Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được gọi là “ Tết Giết sâu bọ” vì mùng 5 tháng 5 là thời điểm có khí hậu nóng nhất trong năm nên các loại sâu bọ sinh sôi nảy nở rất nhiều, ngày này được xem là ngày phát động diệt sâu bọ lớn nhất trong năm bởi lẽ vì lý do này nên ngày 5 tháng 5 âm lịch được xem là “ Tết Giết Sâu Bọ”.

Ở Miền Trung Việt Nam, người dân vừa bước vào sau vụ mùa, vừa thu hoạch xong lúa thóc thì người dân Miền Trung thường gọi là ăn “ Ăn Tết Mùng Năm” rất lớn.

Ở Miền Bắc Việt Nam, người ta thường cúng các món Vịt, thường làm Vịt Tiết Canh, người ta cũng uống rượu nếp thơm để trừ tà diệt sâu bọ.

Trong ngày Tết Nữa Năm này các gia đình thường bày các mâm cúng lên bàn thờ tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với Đất Trời, Ông Bà Tổ Tiên đã phù hộ làm ăn suôn sẻ, gia đình hạnh phúc, có cả các món chay lẫn món mặn, trên bàn thờ của người Miền Nam thường có món bánh rất đặc trưng : Bánh ú nước tro được chưng trên bàn thờ, đây là một loại bánh khá đặc biệt, được làm từ gạo nếp, đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi từ các loại cây khô như cây mè, rơm thơm được gói trong lá dong hoặc lá chuối, khi ăn vào sẽ dễ tiêu hóa thường ăn như vậy hoặc với 1 chút đường.

Ở Việt Nam Tết Đoan Ngọ được xếp lớn thứ 2 sau Tết Nguyên Đán, ngày mùng năm tháng năm hàng năm trẻ con thường ăn rượu nếp, trái cây, thoa hồng hoàng vào rốn để giết sâu bọ, sau đó rữa sạch mặt mũi chân tay, em bé gái chưa có lỗ lai sẽ chọn ngày này để xâu lỗ lai để tránh độc.

Ở nhiều các Quốc Gia khác nhau như Hàn Quốc, Trung Quốc Tết Đoan Ngọ được xem là rất quan trọng. Ở Hàn Quốc, ngày Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, giống như Việt Nam, ngày Tết Nữa Năm đã có từ rất lâu đời tại Hàn Quốc. Người dân xứ sở kim chi này gọi nó là ngày lễ Dano, hay Suritnal.

Mỗi ngày lễ có một đặc trưng riêng khác biệt mà chỉ cần nhắc tới, ta cũng có thể dễ dàng nhận ra. Và Dano cũng không phải trường hợp ngoại lệ…

Số 5: Với người Hàn Quốc, con số 5 là biểu tượng của sức mạnh, sự cường tráng. Ngày lễ Dano cũng diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, sau khi thu hoạch lúa mạch và bắt đầu cấy lúa. Đây là lúc người dân Hàn cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại.

Phương Diễm - Du Lịch VNTOUR

Có thể bạn sẽ thích

Scroll hotline hotline