Tổng đài hỗ trợ miễn phí 0914 50 86 50
Vietnamese English Đăng nhập Đăng ký

Khám phá nhà cổ Bình Thủy tại Tây Đô

Trên mảnh đất Nam bộ, những ngôi nhà cổ xưa có lẽ phải còn tồn tại đến hàng trăm cái. Trải qua bao bể dâu, những ngôi nhà ấy dường như đã nhuộm đặc một màu thời gian, lặng lẽ đứng trầm mặc suy tư ở một nẻo đường, một dòng kênh đặc quánh phù sa nào đó.

Mỗi một ngôi nhà là một tác phẩm kiến trúc có giá trị mang đậm nét tài hoa của những nghệ nhân hàng mấy trăm năm trước. Và điều hấp dẫn, lý thú nhất lại là những câu chuyện, những giai thoại của những nhân vật, những thế hệ đã sống và đã tạo nên hồn vía cho những ngôi nhà cổ xưa này.

Khuôn viên ngôi nhà 

Một trong những tác phẩm kiến trúc cổ xưa tài hoa được gìn giữ khá nguyên vẹn chính là ngôi nhà cổ 130 tuổi của gia tộc họ Dương tại đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ.

Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp được gia đình họ Dương xây vào năm 1870

Kiến trúc nhà kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi… Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ – đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và trở từ Pháp sang.

Cách bày trí bên trong ngôi nhà

Khi xây dựng, để chống mối mọt và giữ độ mát cho ngôi nhà, chủ nhân đã cho rải đều bên dưới nền gạch một lớp muối hột dày hơn 10cm. Nhờ hệ thống cửa và cửa sổ thoáng đãng, dù trời nắng chang chang mà trong nhà rất mát mẻ.

Ngôi nhà được bày trí theo phong cách đặc trưng Nam bộ. Bàn thờ uy nghi ngay gian giữa

Nhà được chia làm ba phần: nhà trước, nhà giữa, nhà sau. Ngăn cách giữa nhà trước và nhà giữa là một hệ thống bao lam và liên ba gồm nhiều con tiện và ô hộc được tạo tác bằng gỗ, chạm khắc tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa với các chi tiết quen thuộc trong kiến trúc cổ rất gần gũi với đời sống của người Việt ở Nam bộ như: mai, lan, cúc, trúc, sen, điểu, tùng lộc, dơi, tôm, cua, nho.

Những món đồ cổ giá trị

Trong vườn nhà, một khu trồng lan quý luôn đua nở rực rỡ do hậu duệ đời thứ 5 của chủ nhân ngôi nhà làm nên, đã khiến cho Nhà cổ Bình Thủy thêm sang trọng quý phái hơn. Nơi đây không chỉ là vườn lan bình thường mà còn thường xuyên diễn ra những cuộc đàm luận thơ của các thi nhân trong vùng, là nơi trao đổi kinh nghiệm chăm sóc lan và khá nhiều người yêu thích lan và cây kiểng thường hay quy tụ về đây. Chính vì thế Nhà cổ Bình Thủy nhà họ Dương lại thêm nức tiếng với cái tên là Vườn lan Bình Thủy là thế.

Khu Vực Trồng Lan ở nhà Cổ Bình Thủy 

Đến nhà cổ Bình Thủy, bạn còn có thể đàm đạo với gia chủ để hiểu thêm những điều lý thú khác như vị trí trong bữa ăn của một gia đình xưa như thế nào, hòn non bộ vì sao được xây trước cửa lớn, kích cỡ non bộ cùng tỷ lệ đá và nước theo nghiêm luật nào, làm thế nào để phước vô họa ra và thể hiện được khát vọng của gia chủ về một giang san Thái Bình. gia đạo an vui, cốt cách hướng thiện. Ngôi nhà trên này đã đi nhiều lần đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ, nhất là lĩnh vực điện ảnh. Cụ thể là các phim: Chân trời nơi ấy; Những nẻo đường phù sa, Cây tre trăm đốt, Công tử Bạc Liêu, Người tình của JJ.Annaud, Người đẹp Tây Đô, Dòng sông Hoa Trắng...

Có thể bạn sẽ thích

Scroll hotline hotline