Tổng đài hỗ trợ miễn phí 0914 50 86 50
Vietnamese English Đăng nhập Đăng ký

Độc đáo Lễ hội đâm trâu của những dân tộc Tây Nguyên.

Trong những chuyến du lịch Đà Lạt, khi đến với các dân tộc tây nguyên nếu may mắn du khách có thể tận mắt xem lễ hội đâm trâu được tổ chức bởi các dân tộc thiểu số. Mọi người cùng nhau nhảy múa trong tiếng cồng chiêng, thưởng thức rượu cần và thịt nướng trong những ngày lễ này. Lễ hội đâm trâu của các dân tộc tiểu số ở Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch thường là sau mùa rẫy hàng năm nhằm tạ ơn cho các vị thần đã phù hộ cho dân làng làm ăn được mùa, gia đinh khỏe mạnh trong vòng một năm qua.

Người dân nơi này gọi là lễ ”Sa – rơpu” ( ăn trâu) mà người ta vẫn thường gọi là hội Đâm Trâu. Lễ hội Đâm Trâu được xem là một nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên: từ người Stieng, Bahnar, Ê đê, Cờ Tu… Tuy mỗi nơi có sự khác nhau về cách tổ chức nhưng vẫn chung một mục đích.

Lễ đâm trâu thường được tổ chức ở nhà rông[/caption] Gắn với lễ hội Đâm Trâu là “cây nêu thần” và những cái cây to được cắm ngay giữa sân để buộc trâu vào, Lễ hội thường bắt đầu vào xế chiều, rộn rang với những ban nhạc cồng chiên và những cô sơn nữ, những chàng trai mặc quần áo lễ cùng nhau múa hát dưới tiếng nhạc. Lúc vừa xuống nhạc cũng là lúc những chàng trai làng khỏe mạnh bắt đầu lễ hội đâm trâu.  

Tiếng nhạc cồng chiêng và mọi người cùng nhảy múa[/caption] Ai mà một nhát đâm trúng ngay tim trâu chết sẽ được buôn làng khen thưởng. khi trâu ngã xuống sẽ được xẻ thịt chia cho buôn làng, một phần được dành lại cho mọi người cùng ăn chung, còn đầu trâu sẽ được gác lên cột nêu. Bắt đầu cuộc ăn uống và vui chơi người nữ lớn tuổi nhất sẽ uống ngụm rượu cần đầu tiên rồi theo thứ tự từ người già rồi đến người trẻ.

 Những trai làng cầm giáo bắt đâu lễ hội[/caption] Hiện nay thì do nhiều nguyên nhân nên lễ hội đâm trâu đang dần mai một đi, không ít buôn làng không còn tổ chức lễ hội đâm trâu nữa. Một số nơi khác thì trở nên biến tướng dần, những chàng trai làng múa khiên, đâm trâu khác với những nghi lễ khi xưa mà dần dần theo khuynh hướng bạo lực.

Đầu trâu được gác lên giàn nêu[/caption] Tóm lại lễ đâm trâu vẫn là một nét văn hóa có ý nghĩa tinh thần rất lớn vì thế cần phải có những biện pháp để bảo tồn phần tinh hoa, truyền thống của nó, nếu không chẳng bao lâu nữa những lễ hội thiêng liêng đậm đà bản sắc dân tộc sẽ dần dần biến mất.

Có thể bạn sẽ thích

Scroll hotline hotline